VSync là gì? Đánh giá ưu và nhược điểm của VSync trong Game Settings
Nếu bạn thường xuyên chơi game trên PC thì chắc chắn không còn quá xa lạ với cụm từ VSync. Đây là một công nghệ chống xé ảnh màn hình, mang lại trải nghiệm mượt mà cho người chơi. Để hiểu rõ hơn về VSync là gì? Cách bật tắt VSync trong game chi tiết? Hãy cùng Vũ Trang Computer giải đáp những thắc mắc trên trong bài viết dưới đây.
Tham khảo thêm: Cách lựa chọn màn hình chơi game phù hợp
VSync là gì?
VSync là cụm từ viết tắt của Vertical Synchronization, đây là công nghệ đồng bộ hóa FPS (số khung hình trên giây) của game đang sử dụng với Refresh Rate (tốc độ làm tươi màn hình) của màn hình. Từ đó, đảm bảo khung hình hiển thị được mượt mà và sắc nét hơn.
Hiểu đơn giản, Vsync dùng để xử lý đồ họa màn hình trong các tựa game 3D trở nên mượt mà hơn. Bằng cách tăng tốc độ xử lý hình ảnh trong game nhanh nhất và đưa các khung hình hiển thị lên màn hình. Việc này đảm bảo hình ảnh không bị bể hay mờ giúp mang lại cảm giác chân thật, sinh động và thích thú cho người chơi.
Ngoài ra, khi xử lý hình ảnh ở tốc độ nhanh sẽ khiến cho phần xử lý đồ họa của máy tính trở nên nóng và giảm tuổi thọ. Sử dụng VSync là giải pháp khắc phục vấn đề này, đồng thời hạn chế sự quá tải của bộ xử lý và làm chậm lại quá trình làm mới màn hình.
Ưu và nhược điểm chi tiết của VSync
Ưu điểm
- Tối ưu hóa việc xử lý hình ảnh: VSync có chức năng hạ đồ họa của game xuống để tương thích với màn hình, từ đó, giúp hình ảnh không bị bể, mờ.
- Tối ưu hóa các tựa game cũ: Với các tựa game cũ nơi xử lý đồ họa sẽ bị thua nhu cầu xử lý đồ họa. Điều này làm cho bộ xử lý đồ hoạ trở nên quá nóng, giảm tuổi thọ của thiết bị. Việc kích hoạt VSync sẽ giúp hạn chế tốc độ làm mới màn hình của FPS và ngăn chặn sự không đồng bộ trên bộ xử lý đồ hoạ.
Nhược điểm
- Tốc độ phản hồi bàn phím và chuột chậm hơn: Vì phải đợi màn hình sẵn sàng nên VSync sẽ làm giảm độ nhạy của bàn phím và chuột. Điều này rất dễ khiến người chơi tử trận khi làm chậm một vài thao tác.
- Ảnh hưởng đến độ mượt của một số hành động trong game: Nếu cấu hình máy tính không đủ mạnh nhưng bạn vẫn dùng phần mềm hỗ trợ xử lý đồ họa thì khi chơi game, chắc chắn sẽ làm cho trải nghiệm của bạn không ổn định và mượt mà.
- Yêu cầu GPU mạnh để đảm bảo khung hình ổn định: VSync hoạt động ổn định nhất là khi GPU phải đảm bảo FPS bằng hoặc cao hơn tần số quét của màn hình. Nếu không sẽ dễ xảy ra tình trạng không đồng bộ và xảy ra hiện tượng giật lag trong quá trình chơi game.
VSync có tốt hơn G-Sync hoặc FreeSync không?
Về hiệu suất, G-Sync và FreeSync có thể mang lại trải nghiệm chơi game mượt mà và nhạy hơn so với V-Sync, đặc biệt là trong các trò chơi có tốc độ khung hình thường xuyên dao động. Tuy nhiên, điều này còn phụ thuộc vào chất lượng màn hình và card đồ họa, cũng như sở thích cá nhân của người dùng.
Khi nào nên bật/ tắt Vsync trong game
Bật Vsync
Bạn nên bật VSync trong trường hợp hình ảnh trong game bị nhòe, mờ hoặc chồng lên nhau. Nguyên nhân này là do GPU đã đưa quá nhiều hình ảnh khiến cho màn hình không kịp xử lý và VSync sẽ giải quyết vấn đề này.
Tắt VSync
-
Khi bạn cần giảm độ trễ của chuột và bàn phím để có thể xử lý tình huống trong game một cách nhanh và chính xác nhất, thì lúc này anh em nên cần phải tắt VSync để không ảnh hưởng đến trận đấu.
-
Nếu đồ họa trong game đã khiến bạn cảm thấy chưa hài lòng thì không nên bật VSync vì sẽ làm máy trở nên lag hơn gây ức chế trong khi chiến game (Giảm FPS).
-
Khi máy tính bị nóng hoặc nhiệt độ tăng đột ngột, nên tắt Vsync.
Hướng dẫn bật/ tắt VSync
Cách bật/tắt VSync rất đơn giản, bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn sau.
Bước 1: Click chuột phải vào một vùng trống trên màn hình, sau đó chọn NVIDIA Control Panel.
Bước 2: Chọn Manage 3D Settings.
Bước 3: Chọn Vertical VSync, chọn Force On/Force off để bật hoặc tắt VSync.
Hy vọng với những thông tin trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về VSync là gì? các trường hợp nên bật tắ cũng như hướng dẫn khác. Đừng quên thường xuyên theo dõi các bài viết trên website của Vũ Trang Computer để biết thêm những thủ thuật về máy tính khác nhé.
Tin liên quan
Xem thêm- SO SÁNH CPU INTEL CORE i3-12100F VS i3-13100F
- INTEL CORE i5-12400F vs i5-14400F. SO SÁNH XEM ĐÂU MỚI LÀ SỰ LỰA CHỌN PHÙ HỢP NHẤT?
- SO SÁNH CPU INTEL CORE i3-12100F VS INTEL CORE i3-14100F. ĐÂU LÀ SỰ LỰA CHỌN LÝ TƯỞNG NHẤT?
- SO SÁNH CPU INTEL CORE I5-13400F VS I5-14400F. SỰ LỰA CHỌN NÀO MỚI LÀ HOÀN HẢO?
- NÊN CHỌN CPU INTEL CORE i5-11400F VS i3-12100F. ĐÂU MỚI LÀ LỰA CHỌN TỐI ƯU NHẤT?
- NÊN CHỌN i5-12600K HAY i7-12700F. SO SÁNH HIỆU NĂNG ĐÂU MỚI LÀ LỰA CHỌN HOÀN HẢO?
- SO SÁNH CPU INTEL CORE i3-10105F VS i5-9400F. HIỆU NĂNG DÒNG NÀO TỐT HƠN CHO CẤU HÌNH TẦM TRUNG?
- SO SÁNH CPU INTEL CORE I3-10105F VS INTEL CORE I5-10400F. ĐÂU LÀ LỰA CHỌN HOÀN HẢO NHẤT CHO CẤU HÌNH TẦM TRUNG?