FreeSync là gì - Có gì đặc biệt ở công nghệ tối ưu này?
FreeSync là gì?
AMD và NVIDIA là hai đối thủ “ngang cơ”, luôn “so kè” kịch liệt ở mảng card đồ hoạ và công nghệ đi kèm trong thế giới công nghệ. AMD FreeSync là công nghệ được AMD công bố lần đầu vào năm 2014, phát triển nhằm cạnh tranh với công nghệ G-Sync đến từ NVIDIA. Cùng tìm hiểu kỹ hơn về vũ khí tạo nên tên tuổi xứng tầm cho AMD: AMD FreeSync dưới đây.
FreeSync là gì? Đây là công nghệ đồng bộ hoá thích ứng dùng cho màn hình tinh thể lỏng, hỗ trợ tốc độ làm mới tránh rách, trùng lặp hình ảnh, hạn chế tối đa độ trễ đầu vào khi chơi game, khi phát video gây nên bởi sai lệch tốc độ làm mới màn hình với tốc độ khung hình. Công nghệ FreeSync này được trang bị phổ biến trong các dòng laptop, máy chơi game và màn hình TV.
Nguyên lý hoạt động của công nghệ AMD FreeSync
Cách thức hoạt động của công nghệ AMD FreeSync vô cùng đơn giản. Nó giúp đồng bộ hoá tốc độ làm mới màn hình và tốc độ card đồ hoạ hệ thống nhờ Adaptive-Sync. Nhờ vậy mà AMD FreeSync đảm bảo màn hình và GPU vận hành đồng điệu, mang đến trải nghiệm hình ảnh hoàn hảo, mượt nhất có thể cho bạn. Ngoài ra, đây là công nghệ đồng bộ FPS với tần số quét của thương hiệu AMD nhằm cạnh tranh trực tiếp với G-Sync của hãng NVIDIA.
Tại sao lại cần AMD FreeSync?
Khi mà bạn chơi game, xem TV…bất cứ ai cũng đều muốn trải nghiệm hình ảnh chất lượng cao nhất. Bởi thế sự xuất hiện của AMD FreeSync như một “cứu cánh” tuyệt diệu. Công nghệ ngăn chặn hiện tượng giật màn hình, rách hình, hạn chế tối đa hiện tượng tốc độ khung hình của GPU không đồng bộ với màn hình hiển thị. Hoàn toàn tránh được tình trạng khung hình bị lệch gây khó chịu khi chơi game, xem video.
Dùng AMD FreeSync cho phép làm mới tốc độ màn hình để đồng bộ hoá với tốc độ khung hình. Ví dụ nếu đang dùng màn hình 60Hz thì chỉ xem được 60 khung hình/giây, đầu ra GPU cũng giảm xuống. Bật AMD FreeSync sẽ khiến cho tốc độ làm mới màn hình tự động khớp với màn hình.
Làm thế nào để biết thiết bị có hỗ trợ AMD FreeSync?
Nhiều dòng TV, máy chơi game, laptop, thiết bị VR và các màn hình khác đã có tương thích hoặc đi kèm AMD FreeSync. Xem xét ở bao bì sản phẩm sẽ có ghi chú. Thực tế có thể trong nhà của bạn đã có nhiều thiết bị tương thích với công nghệ này rồi mà bạn không để ý. Việc đơn giản sau khi phát hiện là kích hoạt AMD FreeSync là được.
Tận dụng lợi ích tối ưu mà FreeSync mang lại thì cần đảm bảo các thiết bị có hỗ trợ AMD FreeSync hay APU/GPU tương thích.
4. Sự khác biệt giữa FreeSync, FreeSync Premium và FreeSync Premium Pro ?
Công nghệ AMD FreeSync có lợi ích là cho hiệu suất xem video, chơi game mượt mà rõ rệt. Ở cấp độ cơ bản – base-level thì FreeSync cung cấp độ trễ thấp và có tốc độ làm mới là 60Hz, mở rộng thêm thì đạt 75Hz.
Còn với FreeSync Premium thì tốc độ làm mới lên tới 120Hz, độ phân giải là FHD (1920x1080). Không dừng lại ở đó thì phiên bản Premium này còn bổ sung thêm FLC – low frame rate compensation nên khiến cho tốc độ khung hình đang chạy ở mức tốc độ làm mới tối thiểu được chấp nhận. Sau đó để tránh giật hình thì những khung hình sẽ hiển thị nhiều lần để duy trì tốc độ làm mới.
Công nghệ AMD FreeSync mức độ cao nhất là AMD FreeSync Premium Pro. Phiên bản này cung cấp độ chính xác cao, có gam màu rộng, mang tới trải nghiệm chơi game HDR tuyệt vời đỉnh cao.
5. Một số màn hình hỗ trợ FreeSync
Về máy chơi game tương thích với AMD FreeSync thì có Xbox One nhà Microsoft, có PlayStation 4 của Sony ngoài ra có ở VR headsets khác nhau Window nhà Microsoft, HTC Vive Cosmos và Oculus Rift S. Đối với màn hình máy tính thì một số sản phẩm có hỗ trợ thêm công nghệ AMD Freesync như:
màn hình cong MSI G27C4
GIGABYTE G27F
Màn hình INFINITY CLEAR ULTRA 27 INCH
ASUS VY279HE
Kết luận
Dễ thấy thì AMD FreeSync là công nghệ có độ phủ sóng khắp mọi nơi. Rất nhiều thiết bị tích hợp công nghệ này nhằm mang đến cho bạn những video trung thực, được thưởng thức hình ảnh trọn vẹn nhất và có trải nghiệm chơi game cũng mượt mà tối đa. Cân nhắc xem có nên mua thêm một vài thiết bị hỗ trợ công nghệ AMD FreeSync này không nhé!
Tin liên quan
Xem thêm- INTEL CORE i5-12400F vs i5-14400F. SO SÁNH XEM ĐÂU MỚI LÀ SỰ LỰA CHỌN PHÙ HỢP NHẤT?
- NÊN CHỌN CPU INTEL CORE i5-11400F VS i3-12100F. ĐÂU MỚI LÀ LỰA CHỌN TỐI ƯU NHẤT?
- NÊN CHỌN i5-12600K HAY i7-12700F. SO SÁNH HIỆU NĂNG ĐÂU MỚI LÀ LỰA CHỌN HOÀN HẢO?
- SO SÁNH CPU INTEL CORE i3-10105F VS i5-9400F. HIỆU NĂNG DÒNG NÀO TỐT HƠN CHO CẤU HÌNH TẦM TRUNG?
- SO SÁNH CPU INTEL CORE I3-10105F VS INTEL CORE I5-10400F. ĐÂU LÀ LỰA CHỌN HOÀN HẢO NHẤT CHO CẤU HÌNH TẦM TRUNG?
- SO SÁNH CPU INTEL CORE i5-12600K VS AMD RYZEN 9 5900X
- SO SÁNH CPU INTEL CORE i5-12400 VS AMD RYZEN 5 5600G
- SO SÁNH CPU INTEL CORE i3-12100F VS i3-13100F