Công nghệ Màn hình IPS là gì? Làm sao để phân biệt IPS với màn hình TN?
Công nghệ màn hình IPS được sử dụng ngày càng rộng rãi, áp dụng trên nhiều sản phẩm công nghệ từ smartphones, máy tính, máy tính bảng cho đến màn hình TV. Thấy “quen mặt” nhưng chính xác đây là gì, ưu nhược điểm nổi bật ra sao thì cùng khám phá dưới đây. Nhiều người cũng dễ bị nhầm lẫn tấm nền IPS với tấm nền TN. Nếu không muốn bị “lạc lối” thì cùng phân biệt ngay dưới đây.
Một chiếc điện thoại đắt tiền giá hàng chục triệu với chiếc điện thoại giá rẻ vỏn vẹn mức giá vài triệu bạc, nếu dùng màn hình IPS hẳn đều được quảng bá rầm rộ là đem đến màu sắc sống động và trung thực. Thực tế công nghệ màn hình IPS chứa đựng nhiều ưu điểm, nhưng đây chỉ là một trong số những yếu tố quyết định đến chất lượng hình ảnh cho màn hình. Đừng để những loài quảng cáo hấp dẫn, ấn tượng của những hãng sản xuất mà hiểu sai về ưu điểm của công nghệ IPS.
Xem thêm: VSync là gì? Đánh giá ưu và nhược điểm của VSync trong Game Setting
Công nghệ màn hình IPS là gì?
IPS (đầy đủ là In-plane Switching theo Wiki tiếng Anh) là công nghệ hình ảnh, áp dụng trên những loại màn hình LCD. Công nghệ này đuộc phát triển nhằm khắc phục nhược điểm cố hữu của công nghệ tiền thân là TN – Twisted Nematic Field Effect) từng được áp dụng rộng rãi rên màn hình LCD thập niên 1980 và đầu năm 1990. Nhược điểm cụ thể là góc nhìn hẹp cũng như hạn chế ở khả năng tái hiện màu sắc.
Cơ bản thì công nghệ IPS liên quan tới việc sắp xếp, chuyển đổi định hướng các phân tử tinh thể lỏng LC giữa những lớp kính nền theo chiều ngang. Quá trình này làm giảm lượng ánh sáng tán xạ, cung cấp góc nhìn rộng từ đó màu sắc hiển thị tốt hơn hẳn.
Ý tưởng tạo nên công nghệ màn hình IPS được bắt đầu từ khoảng năm 1974. Trải qua nhiều giai đoạn nghiên cứu thì năm 1996, công ty Hitachi (Nhật Bản) đã chính thức hoàn thiện công nghệ IPS này. Tiếp sau đó, LG cùng nhiều tập đoàn Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan khác tiếp nhận, ứng dụng công nghệ này. Đến nay vẫn là kỷ nguyên của công nghệ màn hình IPS.
Chỉ ra ưu nhược điểm của tấm nền IPS
Về ưu điểm
- Màn hình IPS tái hiện hình ảnh một cách rõ ràng, góc nhìn rộng với màu sắc chính xác.
- Chạm vào không hiện sáng màn hình. Điểm cải tiến này so với màn hình TN LCD giữ ý nghĩa vô cùng quan trọng, nó hiệu quả khi áp dụng cho smartphone hay máy tính bảng.
Về nhược điểm
- So với công nghệ TN truyền thống thì tiêu tốn điện năng hơn khoảng 15%.
- So với tấm nền truyền thống thì chi phí sản xuất tốn kém hơn.
Có thể bạn quan tâm: Cách lựa chọn màn hình máy tính chơi game phù hợp
Cách phân biệt màn hình IPS với màn hình TN
Trước khi đi vào phân biệt thì cùng điểm qua ưu nhược điểm của từng loại màn hình. Phía trên đã phân tích về màn hình IPS, còn ở đây là màn hình TN.
Về ưu điểm
- Giá thành sản xuất thấp
- Thời gian đáp ứng cũng thấp, cực hợp với các game thủ
- Dùng tiết kiệm điện
Về nhược điểm
- Góc nhìn hẹp hơn so với màn hình IPS
- Nhìn góc nghiêng màu sắc sẽ có vẻ mờ và nhạt.
Nhận biết màn hình dùng IPS hay là TN
Dựa vào ưu nhược điểm đã nêu dễ dàng nhận biết được đâu là máy dùng màn hình IPS hay là màn hình TN. Cách nhận biết dễ dàng và cũng chính xác nhất chính là góc nhìn. Khi nhìn vào một chiếc màn hình, sau đó thay đổi góc nhìn từ trái sang phải, nhìn từ trên xuống dưới chẳng thấy thay đổi gì về độ nét, màu sắc thì chắc chắn là thiết bị đang được dùng màn hình IPS. Ngược lại, khi mà hình ảnh, màu sắc bị biến đổi trở nên nhoè, nhạt hơn do thay đổi góc nhìn thì đó là màn hình TN.
Thủ thuật phụ khác” Nếu thiết bị của bạn bị hở sáng thì màn hình đó là IPS. Chạm tay vào màn hình thấy hiện tượng cháy sáng diễn ra, đó là màn hình TN. Trong khi chạm như thế vào IPS chỉ làm biến đổi không đáng kể về màu sắc.
Kết luận
Dù rằng hội tụ nhiều ưu điểm nhưng so với công nghệ màn hình mới như OLED, AMOLED thì màn hình IPS khó chiếm giữ được ưu thế tuyệt đối như trước. Thiết kế màn hình mới mỏng hơn, chịu lực tốt, lại tiêu thụ ít điện năng hơn hẳn. Nhưng màn hình IPS vẫn cực phổ biến đối với smartphone, tablet rồi laptop – các thiết bị từ phân khúc phổ thông tới cao cấp. Như chính Apple cũng vẫn duy trì dùng công nghệ màn hình IPS trên iPhone rồi LG, Sony, Nokia, Asus, OPPO cũng “trung thành” với IPS này. Độ phủ sóng như hiện tại thì chắc chắn là tương lai của công nghệ màn hình IPS vẫn được đảm bảo trong nhiều năm kế tiếp.
Tin liên quan
Xem thêm- 6 Kích thước bàn phím cơ phổ biến cùng những ưu nhược điểm
- Bluetooth là gì? Phiên Bản Bluetooth Nào Đang Mới Nhất Hiện Nay?
- MIỄN PHÍ VỆ SINH MÁY TÍNH CHO TẤT CẢ KHÁCH HÀNG ĐÃ MUA TẠI VŨ TRANG COMPUTER
- Hướng Dẫn Thanh Toán QR Online Trên Website Maytinhdalat.vn
- ACCESS POINT LÀ GÌ? TẠI SAO NÊN SỬ DỤNG ACCESS POINT?
- Hệ Thống WiFi Mesh Là Gì ? 5 Lợi ích khi sử dụng WiFi Mesh Trong Thực Tế
- Có Gì Đặc Biệt Trên Bộ Nhớ Đồ Họa GDDR6X ?
- Có nên mua tay cầm PS5 hàng xách tay?