Tin công nghệ

7 lưu ý trước khi mua bàn phím cơ cho người mới


Thứ ba, 06/09/2022 Lượt xem: 2777
Tổng hợp 7 lưu ý quan trọng khi lựa chọn bàn phím cơ cho người mới bắt đầu xoay quanh các yếu tố:kích thước, màu sắc, switch, keycap, led nền,...Hãy cùng tìm hiểu nhé
7 lưu ý trước khi mua bàn phím cơ cho người mới

Với team ghiền bàn phím cơ, còn xài phím custom thì cách làm sao chọn được bàn phím cơ hợp lý không còn là chuyện khó khăn. Bài viết này tổng hợp những lưu ý thuộc hàng “tuyệt kỹ” dành cho newbie, mới tập tành bước vào thế giới phím cơ.

Ưu nhược điểm của bàn phím cơ

Xét về ưu điểm:

  • Tốc độ gõ phím cao hơn, tỷ lệ chính xác cũng lớn hơn.
  • Độ nảy của bàn phím cao, giúp rút ngắn thời gian gõ phím.
  • Bàn phím êm tay, an toàn.
  • Tuổi thọ của bàn phím cơ cao hơn so với bàn phím thường.
  • Cảm giác khi gõ máy “đã” hơn.

Nhược điểm:

  • Đa dạng về kích thước, chất liệu, màu sắc, switch nên khó khăn khi lựa chọn.
  • Đòi hỏi sự am hiểu về bàn phím cơ
  • Chi phí cũng là vấn đề.

Những lưu ý khi mua bàn phím cơ

Yếu tố 1: Kích thước (layout)

kích thước layout bàn phím cơ

Là kích cỡ của bàn phím, số phím và cách sắp xếp. Liệt kê 3 cỡ phím thường thấy, đó là:

  • Fullsize: là bàn phím cơ đầy đủ mọi phím từ A-Z, không chút giản lược nào. Riêng bàn phím cơ gaming tích hợp thêm hàng phím macro (để tung chiêu), media (điều khiển đa phương tiện) hoặc RGB (phím chỉnh hiệu ứng đèn), nút chỉnh âm lược. Dư dả phím nên giá thành cũng đắt so với cỡ nhỏ. Bàn phím cỡ này cũng chiếm diện tích hơn và khó di chuyển hơn.
  • Tenkeyless (TKL): phiên bản fullsize nhưng bỏ đi cụm phím số - numpad tay phải. Vẫn đủ chức năng thiết yếu nhưng phiên bản nhỏ gọn hơn.
  • Compact 60%/mini: là bàn phím cơ cỡ nhỏ, xinh xắn, nhìn dễ mê nhưng kén người sử dụng. Sản phẩm này vẫn đáp ứng được yêu cầu của đối tượng dân văn phòng, chuyên gõ văn bản, viết lách, còn nếu chơi game tốc độ thì khó khăn.

Chi tiết về kích thước xem tại: Tổng hợp kích thước bàn phím cơ phổ biến hiện nay

Yếu tố 2: Nhu cầu

lưu ý khi mua bàn phím cơ gaming

Từ yếu tố kích thước, có thể chia làm 3 nhóm chính sử dụng bàn phím cơ và gợi ý kiểu phù hợp như sau:

Nhóm văn phòng: nên chọn loại vừa phải, có dáng thanh lịch. Lý tưởng nhất là bàn phím cơ cỡ TKL, tốt nhất là không dây.

Nhóm lập trình, nhập liệu: Lập trình thì tập trung vào các cụm ký tự, ít dùng tới chức năng khác nên có thể dùng cỡ mini cho gọn bàn. Còn nếu chuyên nhập liệu thì nên chọn cỡ fullsize với đủ phím, đặc biệt cụm phím bên phải. Hoặc không thì có thể kết hợp một bàn phím chính cỡ TKL và thêm một tenkeypad chuyên số.

Nhóm dùng bàn phím cơ để chơi game: Mỗi loại game lại ưu tiên dùng cỡ khác nhau, với game RPG cần cày level thì nên chọn fullsize, với game đại trà thì TKL còn FPS thì là dành cho Compact.

Yếu tố 3: Loại công tắc nhấn (Switch)

switch bàn phím cơ

Đây được coi là yếu tố linh hồn trong việc tìm ra bàn phím cơ “chân ái”. Switch dưới phím chứ không như bàn phím thường chỉ có một màng cao su liền mạch. Cảm giác gõ, âm thanh gõ, độ nhạy, độ chính xác và tốc độ phản hồi đều dựa vào switch này. Chia ra 3 nhóm switch cần tìm hiểu, đó là:

  • Switch thuần cơ học 100%: clicky switch (Cherry Blue)với cảm giác bấm đã, hơi ồn nhưng mà mang đến sự kích thích khi dùng. Linear (Cherry Red/Black) là loại dễ dùng nhất, mượt, không bị khấc hay khựng lại, ít ồn nhưng phản hồi không bằng Clicky được. Tactile (Cherry Brown) hội tụ ưu điểm của cả hai loại đã nêu.
  • Switch lai là nhóm những switch cơ quang, vừa có yếu tố cơ học, lại có cơ chế quang học (Logitech, Razer, Fuhlen…)
  • Nhóm các phím không phải cơ học: là switch cảm biến điện dung Topre cho cảm giác gõ hay âm thanh gõ đã.

Yếu tố 4: Keycap (nút bấm)

lưu ý khi mua bàn phím cơ gaming

Đây là thành phần quan trọng của bàn phím cơ. Dùng bàn phím là chạm tay nhấn phím và cảm nhận lực bấm, âm thanh phát ra, keycap gửi tín hiệu đó đến switch hoặc gửi từ switch tới màn hình. Khi chọn keycap cần chú ý tới:

  • Độ dày: thường thương hiệu bình dân làm keycap mỏng hơn một chút, khoảng 1mm đổ xuống nhằm giảm giá thành. Thương hiệu lớn đề cao giá trị nên chọn keycap dày dặn, cho cảm giác gõ xịn sò, từ mức tiêu chuẩn là 1,5mm trở lên.
  • Chất liệu: có 2 loại chất liệu keycap. Một là nhựa ABS giá rẻ, gõ trong, tạo màu tươi sáng, hắt LED tốt, gia công đơn giản nhưng lại chịu nhiệt kém, dễ bóng. Hai là PBT cứng, chống hao mòn và chịu nhiệt tốt, bám tay tốt, dùng lâu không bóng, có độ nhám nhưng giá cao, xuyên LED kém cũng không thể nhuộm màu đẹp như ABS. Mọi người đồn PBT tốt hơn nhưng nếu muốn phô diễn vẻ đẹp của dàn LED bên dưới thì nên chọn ABS.
  • Công nghệ in ký tự: khắc laser (thô sơ nhất), dye-sub (dùng nhiệt đưa màu sắc vào, tuy nhiên không xuyên LED) hoặc double shot (khiến keycap có hai lớp nhựa, xuyên LED đỉnh).

Một số yếu tố khác khi lựa chọn bàn phím cơ

Yếu tố 5: Loại kết nối

  • Hầu hết bàn phím cơ đều có các loại là:
  • Kết nối qua cáp liền, không tháo rời.
  • Kết nối dùng cáp nhưng tháo rời được.
  • Kết nối bluetooth không dây.

Yếu tố 6: Vỏ bàn phím (Case)

chọn case bàn phím cơ

Hiểu nôm na đây là khung ngoài bàn phím. Đây là yếu tố ảnh hưởng tới độ nặng, chắc chắn, thiết kế và cảm giác gõ.

Yếu tố 7: Đèn led nền

chọn bàn phím cơ led RGB

LED không chỉ dùng để soi sáng ký tự mà còn được coi là một cách thể hiện độ chơi của hội ghiền game. Còn nếu không đam mê đèn đóm muôn màu thì nên đầu tư vào bàn phím cơ với cảm giác gõ và tính năng thì hơn.

Kết luận

Với 7 bí kíp dành cho người mới mua được bàn phím cơ ưng ý trên đây hy vọng xứng đáng là bí quyết ghi sổ với bạn. Cực kỳ hữu ích để lựa chọn được bàn phím cơ đầu đời. Nếu còn thắc mắc gì, đừng ngại để lại bình luận nhé!

Hỏi đáp & Bình luận

Tin liên quan

Xem thêm