Tin công nghệ

7 lưu ý khi chọn Mainboard cho PC


Thứ hai, 08/08/2022 Lượt xem: 1419
7 Lưu ý khi chọn mainboard cho PC (máy tính bàn) chi tiết và phù hợp với nhu cầu của bạn thông qua các yếu tố: Socket, kích thước, cổng kết nối, công nghệ,...
7 lưu ý khi chọn Mainboard cho PC

Mainboard (bo mạch chủ) là một trong những linh kiện máy tính quan trọng cấu thành bộ PC hoàn chỉnh. Tuy nhiên với sự đa dạng về mẫu mã và nhu cầu nhu hiện nay như (học tập, gaming, đồ họa, lập trình,...) làm thế nào để chọn được loại phù hợp ? Vũ Trang Computer sẽ "bật mí" cho bạn thông qua 7 lưu ý khi chọn mainboard cho PC. Hãy tham khảo ngay nhé !

Mainboard là gì?

Mainboard (viết tắt Main) thường được biết đến là bo mạch chủ. Đây là một bộ phận cực kỳ quan trọng đối với PC. Có thể ví vai trò như xương sống của toàn bộ linh kiện trong máy tính. Mainboard là nơi gắn kết mọi linh kiện cũng như các thiết bị ngoại vi trong máy để tạo lập thành thể vững chắc thống nhất. Nhờ đó mà PC mới có thể hoạt động trơn tru.

Mainboard đóng nhiều vai trò quan trọng như:

  • Điều khiển tốc độ và đường truyền của dữ liệu giữa các thiết bị điện tử.
  • Phân phối luồng điện áp cho các linh kiện được gắn trên main.
  • Là linh kiện quan trọng, quyết định cấu trúc, cấu hình và độ bền của máy tính.

mainboard

Những lưu ý quan trọng khi chọn mainboard cho PC

Mặc dù mainboard không có ảnh hưởng quá nhiều đến hiệu năng hoạt động của máy tính, xếp hạng sau CPU và GPU, tuy nhiên, chọn được một mainboard phù hợp thì cho trải nghiệm tốt hơn, đặc biệt thuận tiện cho bất cứ ai có nhu cầu nâng cấp máy trong tương lai.

Chọn mainboard tương thích CPU & Socket

Việc chọn CPU gần như rất quan trọng được ví như bộ não xử lý, trái tim của bộ PC bạn sẽ gắn. Tùy theo thương hiệu và nền tảng CPU để gắn cho phù hợp. Phần lớn sẽ chọn CPU theo các yếu tố sau:

chọn CPU cho mainboard

- Thương hiệu: AMD hoặc Intel

- Phân khúc: Cao cấp / trung bình / cơ bản (giá rẻ).

- Thông số bên trong: Số nhân/luồng, tốc độ xử lý (Ghz), nhân đồ họa, TDP, bộ nhớ đệm,...

Thông số kĩ thuật của CPU cần quan tâm khi gắn với mainboard

Socket CPU là nơi tiếp xúc trực tiếp giữa CPU và mainboard. Hay hiểu một cách đơn giản hơn thì socket chính là đế cắm của CPU trên mainboard. Do vậy, CPU và mainboard phải cùng loại socket thì mới đảm bảo có thể kết nối được. Và hiện nay có 2 hãng lớn về chip là Intel và AMD. Mỗi hãng sẽ được chia nhỏ thành các đời socket khác nhau. Do đó hãy tìm hiểu thật kĩ loại CPU định gắn để chọn mainboard cho phù hợp.

socket CPU trên mainboard

Chân socket CPU trên bo mạch chủ

Kích thước Mainboard phù hợp (Form Factor)

3 Kích thước mainboard phổ biến được nhiều người lắp đặt và lựa chọn nhất hiện nay.

kích thước mainboard

  • ATX: là kích thước lớn nhất, cung cấp nhiều không gian nhất các cổng kết nối và khe cắm.
  • Micro-ATX (m-ATX): có kích thước ngắn hơn 2.4 inch, hỗ trợ ít khe cắm mở rộng hơn.
  • Mini-ITX: là kích thước nhỏ nhất, thông thường chỉ hỗ trợ một khe cắm card đồ họa và một số ít đầu nối với ổ cứng và bộ nhớ RAM.

Kích thước Mainboard sẽ quyết định bạn sẽ phải chọn loại case (thùng, vỏ máy tính) nào phù hợp để gắn cũng nhu thuận tiện trong việc lắp ráp máy tính. Các mainboard có kích cỡ càng lớn thì sẽ được tích hợp nhiều thành phần bổ sung hơn như tích hợp WiFi, Led RGB hay số lượng lớn khe PCIe, khe RAM và các cổng kết nối ngoại vi,..

Kích thước mainboard trong vỏ case (thùng CPU)

Chọn mainboard phù hợp với RAM

Sau khi chọn được CPU phù hợp với mainboard. Tiếp theo sẽ là căn cứ RAM để tính chọn mainboard thông qua tốc độ Bus & chủng loại, dung lượng. Nếu không quan tâm đến việc chọn sao cho giảm chi phí, bạn chọn loại RAM có bus tối đa ghi trên báo giá của mainboard là được. Các yếu tố cần nắm chọn ram để tương đồng với mainboard:

- Xác định dung lượng bộ nhớ RAM: 16GB/32GB hay 64GB ?

- Xác định chủng loại và Mô đun: DDR3/DDR4/DDR5

- Tốc độ Bus: xem theo thông số của nhà sản xuất.

- Khác: hỗ trợ đồng bộ Led,....

chọn mainboard phù hợp với RAM

Xác định từ đầu rằng bạn có ép xung CPU không?

CPU AMD Ryzen cùng mainboard của chính AMD sẽ dễ ép xung hơn. Như CPU hay mainboard của Intel cũng thế. Có thể tiến hành ép xung khi nhìn thấy ký hiệu K hay F cuối tên CPU Intel. Thế nên điều lưu ý đầu tiên chính là độ tương thích khi ghép xung. Chú ý cả bộ điều chỉnh, phân phối điện áp – VRM trên mainboard nhằm đạt hiệu suất tốt nhất.

 

Cổng USB

Mainboard cần bao nhiêu cổng USB phụ thuộc vào thiết bị kết nối, ngoại vi mà bạn dùng. Cơ bản thì xu hướng hiện nay chọn mua mainboard thường có cổng USB Type C tiện hơn giúp bạn không cần chuyển đổi. bạn dùng ổ cứng ngoài giúp tốc độ truyền dữ liệu nhanh hơn so với kết nối USB-C.

Chọn mainboard có tích hợp sẵn wifi

Đây là xu thế hiện nay khi các dòng mainboard tích hợp thêm chức năng wifi. Bạn nào muốn build PC để làm đồ hoạ, clip hay chơi game thì hay tải tệp nặng muốn đảm bảo được độ ổn định thì kết nối Ethernet vẫn hơn. Những mainboard có wifi giá cũng cao hơn bản mainboard chỉ có Ethernet.

Khe cắm PCIe

Hiện nay những hãng sản xuất mainboard đang chuyển hướng từ tiêu chuẩn PCIe 3.0 sang 4.0. Với CPU tiêu chuẩn PCIe 4.0 thì khe cắm mainboard cũng cần đạt tiêu chuẩn này để tốc độ đường truyền tương đương. Nếu không thì vẫn được nhưng chỉ hoạt động với tốc độ PCIe 3.0.

Ngân sách

Hỏi về cách chọn mainboard thì chắc chắn phải chú ý yếu tố ngân sách chi trả. Mỗi mainboard khác nhau tương thích tính năng trang bị thêm. Cần xác định xem bạn sẵn sàng chi bao nhiêu để chọn mainboard giá trị phù hợp tài chính và nhu cầu.

Hy vọng với 7 lưu ý trên bạn đã biết cách làm sao chọn được mainboard đúng chuẩn.

 

Hỏi đáp & Bình luận

Tin liên quan

Xem thêm