Thủ thuật

RAM là bộ nhớ gì?


Thứ hai, 28/02/2022 Lượt xem: 1873
RAM là bộ nhớ gì ? Có ăn được không ? Những thắc mắc cũng như nhiều điều thú vị về RAM máy tính sẽ có trong bài viết này
RAM là bộ nhớ gì?

Nếu bạn là người đang sở hữu một chiếc PC – Laptop hay gần gũi nhất là điện thoại di động thường nhắc đến bộ nhớ RAM bao ghi (Gb) ? Vậy RAM là bộ nhớ gì? Cấu tạo ra sao? Có những thông số gì cần nắm? Hãy tham khảo bài viết này từ Maytinhdalat để bỏ túi nhiều kiến thức công nghệ khá quan trọng này nhé !

RAM là bộ nhớ gì ?

RAM (Random Access Memory) là một loại bộ nhớ khả biến cho phép truy xuất đọc-ghi ngẫu nhiên đến bất kỳ vị trí nào trong bộ nhớ dựa theo địa chỉ bộ nhớ. Thông tin lưu trên RAM chỉ là tạm thời, chúng sẽ mất đi khi mất nguồn điện cung cấp (Theo Wikipedia).

Đối với PC hay Laptop, Ram có vai trò trung gian được ổ cứng truyền tải dữ liệu vào để đi đến CPU xử lý. Sau đó thông tin từ CPU sẽ được phản hồi trả ngược lại RAM trước khi đến ổ cứng.

ROM và RAM máy tính có gì khác nhau ?

Điều đầu tiên RAM là bộ nhớ có thể đọc và ghi của máy tính. Do đó cũng là bộ nhớ siêu nhanh và siêu hao nhất. Còn ROM là bộ nhớ chỉ đọc. Và riêng CPU mới có thể đọc được ROM nhưng không thể sửa đổi.

Sự khác biệt thứ 2 đó là RAM chỉ được tạm thời lưu trữ dữ liệu và chỉ được bởi CPU. Tuy nhiên, ROM lưu trữ các hướng dẫn được yêu cầu trong Bootstrap.

Ngoài ra, còn nhiều sự khác biệt khác như dung lượng, khả năng truy xuất,…giữa RAM và ROM sẽ được đề cập trong bài sau.

Phân loại RAM máy tính hiện nay

RAM tĩnh

Với cách gọi khác là bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên tĩnh (SRAM) là một loại bộ nhớ sử dụng công nghệ bán dẫn. Từ “tĩnh” nghĩa là bộ nhớ vẫn lưu dữ liệu nếu có điện, không như RAM động cần được nạp lại thường xuyên. Không nên nhầm RAM tĩnh với bộ nhớ chỉ đọc và bộ nhớ flash vì RAM tĩnh chỉ lưu được dữ liệu khi có điện.

RAM động

 là một loại bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên lưu mỗi bit dữ liệu trong một tụ điện riêng biệt trên một mạch tích hợp. Vì các tụ điện bị rò điện tích nên thông tin sẽ bị mất dần trừ khi dữ liệu được nạp lại đều đặn. 

Ram động sẽ được chia nhỏ thành các loại như sau: 

SDRAM (Synchronous Dynamic RAM)

SDR SDRAM (Single Data Rate SDRAM)

DDR2: DDR2 có 240 chân cho tốc độ tăng đáng kể, hiện này chỉ còn được sử dụng trong các máy tính đời cũ

DDR3: Là dòng ram đang được sử dụng rộng rãi, tốc độ cao.

RDRAM (Rambus Dynamic RAM):  thường được gọi là Ram bus, được chế tạo theo kỹ thuật hoàn toàn mới so với các thế hệ trước

DDR4: Là Ram cải tiến nâng cấp về tốc độ truyền tải đạt từ 2133 -4266 MHz cùng điện áp thấp hơn chỉ 1,2V.

Ngoài ra còn có VRAM (Bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên video) nằm trên card đồ họa của bạn và được sử dụng để tải dữ liệu đồ họa (chẳng hạn như trò chơi). RAM video thậm chí còn nhanh hơn bộ nhớ thông thường và có dạng bộ nhớ GDDR5X, GDDR6.

Cấu tạo bên trong của RAM máy tính

  • Bo mạch chủ (Mainboard):
  • Vi xử lý
  • Bộ nhớ
  • Chip SPD
  • Bộ đếm

Các thông số cơ bản về RAM cần nắm.

Dung lượng (GB): Dung lượng RAM tính bằng MB và GB, thông thường Ram được thiết kế với các dung lượng 8, 16, 32, 64, 128, 256, 512MB, 1BG, 2GB, 4GB… Dung lượng của RAM càng lớn thì càng tốt cho máy tính.

Băng thông (Bus): Đây là tốc độ xử lý của RAM và nó cũng bị ảnh hưởng từ phần cứng trên nhiều thiết bị khác nhau nên sẽ được quy định cụ thể bằng các tiêu chuẩn như PC2, PC3 hoặc PC4, tùy vào loại RAM đời mới hay cũ. Ngoài ra, trên các loại RAM còn có tốc độ xử lý bằng tiêu chuẩn như tốc độ Bus là DDR 1600

Độ trễ (Ms): Độ trễ ở trong RAM và bộ nhớ trong chính là khoảng thời gian mà bạn cần phải chờ trước khi nhận được các thông tin mà bạn cần. Đây là điều đặc biệt quan trọng mà những người sử dụng máy đặc biệt quan tâm, nhất là đối với các game thủ chuyên nghiệp khi họ cần một PC đủ khỏe để không gặp phải tình trạng giật lag khi chơi game.

Máy tính cần bao nhiêu RAM là đủ ?

Dung lượng RAM bạn cần tùy thuộc vào việc bạn đang sử dụng thiết bị của mình để làm gì. Đầu tư quá mức vào RAM sẽ không giúp máy tính của bạn tốt hơn một cách kỳ diệu hoặc nhanh vô cùng – ngay cả 100GB RAM cũng không có nghĩa lý gì nếu phần còn lại của máy tính của bạn chậm.

Hầu hết các máy tính, máy tính bảng và điện thoại đều có RAM từ 4GB đến 32GB, mặc dù các máy tính cao cấp hơn có thể có nhiều hơn thế. Trên máy tính, 8GB đến 16GB là tiêu chuẩn. Một số máy tính bảng giá rẻ có khoảng 2GB RAM, nhưng dung lượng đó không đủ cho máy tính xách tay.8GB RAM là quá đủ để cung cấp năng lượng cho máy tính Windows hoặc Mac, nhưng sẽ không thể xử lý quá nhiều ứng dụng chuyên sâu. RAM 16GB sẽ xử lý các chương trình nâng cao. Bộ nhớ RAM 32 GB trở lên phù hợp với các kỹ sư máy tính, game thủ hoặc các chuyên gia thiết kế video và hình ảnh.

Vậy là bạn đã biết RAM là bộ nhớ gì rồi phải không nào ? Hy vọng qua bài viết này sẽ giúp bạn nắm được cơ bản phần nào về RAM cho máy tính cũng như cách nhận biết và đọc thông số. Đừng quên tìm hiểu thêm các tin tức thủ thuật khác cũng như thao khảo các sản phẩm RAM máy tính của Vũ Trang Computer để có thêm sự lựa chọn cho chú PC thân yêu của mình nhé !

Hỏi đáp & Bình luận

Tin liên quan

Xem thêm