4 Sai Sót Thường Gặp Khi Vệ Sinh PC
Vệ sinh máy tính định kỳ là công việc cần thiết với bất kì ai khi sử dụng máy tính. Tuy nhiên, vì nhiều yếu tố chủ quan cũng như khách quan đến thời gian, chi phí,…Vô tình khiến bạn bỏ qua một vài công đoạn vệ sinh tưởng chừng vô hại nhưng cực kỳ tác hại. Và sau đây, Vũ Trang Computer (maytinhdalat) sẽ “tiết lộ” 4 chi tiết trong PC cần vệ sinh thật sạch nhưng thường bị bỏ qua được những người trong nghề chia sẻ. Hãy cùng tìm hiểu nhé !
Xem thêm: Vũ Trang Computer mang đến ưu đãi Vệ Sinh - Bảo trì máy tính miễn phí ở Đà Lạt
3 Lý do khiến 4 linh kiện này không được vệ sinh chi tiết một cách kỹ càng.
“Cũng giống như chiếc xe, nếu bạn chỉ rửa bên ngoài giá chỉ vài chục nghìn, nhưng nếu bạn tháo dàn áo, rửa chi tiết bên trong xe, vệ sinh nội thất thì sẽ có giá từ vài trăm nghìn đến vài triệu, và đối với máy tính cũng sẽ tương tự như vậy”.
Như maytinhdalat đã đề cập, điều kiện để vệ sinh chi tiết những linh kiện này sẽ nằm ở 3 yếu tố chính cả chủ quan lẫn khách quan. Cụ thể đó là:
- Linh kiện phải hết thời gian bảo hành: Thông thường, các linh kiện máy tính sẽ có thời gian bảo hành từ 1 - 3 năm. Điều đó có thể đồng nghĩa với việc trong từng đó thời gian bạn sẽ không được vệ sinh kỹ càng các linh kiện này nhằm tránh việc bị từ chối bảo hành. Với một số khu vực thường xuyên có bụi bẩn nhiều thì đây đúng là nguy hại và tiềm ẩn rất nhiều rủi ro.
Bạn sẽ chọn vệ sinh sơ sài hay chịu mất bảo hành sản phẩm để vệ sinh kỹ càng ?
- Thời gian thực hiện thao tác vệ sinh lâu hơn những linh kiện còn lại:
- Rủi ro hư hỏng trong quá trình vệ sinh chi tiết cao hơn vệ sinh thông thường và đòi hỏi về tay nghề:
Sự cố gãy cánh quạt GPU trong quá trình vệ sinh
Vệ sinh cả cục nguồn PC.
Chúng ta thường có xu hướng vệ sinh nguồn một cách sơ sài, phần lớn vì vấn đề bảo hành
Nếu bạn là một người am hiểu về máy tính, chắc hẳn bạn sẽ rất hiểu tầm quan trọng khi đóng vai trò tập trung phần điện năng cho máy tính. Tuy nhiên, trong các công đoạn vệ sinh PC cơ bản thường bị bỏ qua hoặc xem nhẹ khâu này. Trong khi đó quá trình vận hành Vô tình tăng sự tích tụ bụi bẩn, giảm khả năng tản nhiệt, tăng nhiệt độ bên trong máy tính rất dễ dẫn đến hiện tượng chập, cháy cục nguồn. Nếu nguồn xin sẽ mất cục tiền để thay nguồn, còn nguồn không đạt chuẩn sẽ “chết chùm” cả main lẫn chip.
Vậy vệ sinh bộ nguồn như thế nào cho đúng cách ?
Tháo nắp & quạt bên trong cục nguồn để vệ sinh được kỹ càng hơn.
Dùng máy nén khí để thổi bụi kết hợp với vệ sinh kỹ càng hơn các góc chi tiết của Quạt, các khe tản nhiệt, các bộ phận của nguồn
Thổi bụi - vệ sinh linh kiện bên trong bộ nguồn PC
Vệ sinh chi tiết 2 mặt và các góc cạnh của quạt tản cho bộ nguồn PC
Dùng cọ mềm hoặc chổi nhỏ để cọ sạch các chi tiết bụi bẩn còn sót lại. Đừng quên rằng phải thật cẩn thận kẻo vô tình “đứt mạch, rơi tụ” nhé ! Có căn mới làm được
Sau khi vệ sinh sau, lắp thứ tự ngược lại như ban đầu.
Vệ sinh tản nhiệt CPU thật kỹ càng
Việc hoạt động chơi game, làm việc xảy ra các tình trạng giật, treo đột ngột thường một phần liên quan đến CPU quá nhiệt và gián tiếp đó là bộ phận tản nhiệt cho CPU. Nếu bạn bỏ qua hoặc không chú trọng vệ sinh kỹ càng phần này, vô tình tính tụ bụi bẩn làm giảm hiệu năng tản nhiệt, giảm tuổi thọ của linh kiện này và thậm chí tệ hại hơn là kẹt bụi quạt không quay.
Hình ảnh thực tế tản CPU bị kẹt không quay của khách hàng maytinhdalat
Do đó, để tránh vấn đề này, đừng ngần ngại tháo ra và vệ sinh chi tiết cho phần này:
- Tháo rời quạt ra khỏi bộ phận tản nhiệt (Heatsink), thường gắn liền sẽ bằng ốc 4 cạnh hoặc các kẹp
Tách rời phần đế tản nhiệt và Fan để vệ sinh
- Vệ sinh phần khối nhôm tản nhiệt: Dùng máy xịt khí nén thổi từ nhiều góc độ và từng đợt ngắn để tánh vô tình làm hỏng quạt và các bộ phận nhỏ khác. Ngoài ra, riêng với khối nhôm bạn có thể làm sạch nó bằng rửa với nước, sau đó dùng máy thổi hoặc để cho thật khô rồi gắn lại.
- Nếu kĩ hơn có thể rửa sạch với nước rồi sấy hoặc phơi để khô
- Vệ sinh cánh quạt CPU
Nhẹ nhàng quét sạch quạt CPU, chi tiết các góc cạnh bị khuất (2 mặt của cánh quạt, lưu ý nhẹ tay tránh làm gãy hoặc cong vênh cánh quạt). Sau đó dùng giấy hoặc khăn lau với cồn để làm sạch các bộ phận ở quạt
Tra dầu quạt tản nhiệt máy tính: Vì thường xuyên tiếp xúc với môi trường nóng nên phần trục quạt dễ bị khô và rít giảm lực quay. Do đó cần phải tra dầu, RP7, mỡ…. vào trục quạt CPU để chạy được bền bỉ. Lưu ý tra xong cần vệ sinh quạt tránh bị chảy hoặc dính vào các linh kiện khác.
Tra dầu cho quạt CPU là điều cần thiết để hoạt động quay ổn định, bền bỉ
Vệ sinh cánh quạt VGA cũng cần kỹ càng và đúng cách.
Card màn hình, Card đồ họa đóng vai trò cực quan trọng trong bộ PC với vai trò xuất hình cũng như giá trị % kinh tế nằm trong bộ máy tính khá cao. Việc bụi bẩn bên trong nhưng chỉ vệ sinh qua loa bên ngoài đôi khi không mang lại giá trị, đôi khi sự tích tụ bụi bẩn lâu ngày dẫn đến việc tăng nhiệt độ, giảm hiệu suất, độ ồn cao, giảm tuổi thọ và là tiền đề dẫn đến việc chết card.
Bụi bẩn sẽ thường tích tụ ở bên trong cánh quạt & phần tản nhiệt
Vệ sinh cánh quạt VGA bằng cách dùng bàn chải lông mềm hoặc hộp khí nén để loại bỏ bụi bẩn hoặc mảnh vụn tích tụ trên cánh quạt. Lưu ý không nên làm sạch quạt bằng chất lỏng hoặc nước vì có thể sẽ làm hỏng quạt.
Tháo cánh quạt ra khỏi GPU để vệ sinh
Vệ sinh chi tiết cánh quạt cho VGA bằng chổi mềm
Tra dầu bôi trơn cho cánh quạt của VGA
Cánh quạt tản nhiệt cho VGA chỉ là ví dụ trong nhiều hạng mục cần vệ sinh chi tiết dành riêng. Ngoài ra sẽ còn nhiều phần khác như: vệ sinh nắp quạt, tản nhôm, tra keo tản nhiệt,…
Vệ sinh mặt trong vỏ case và các cổng font panel
Bụi bẩn bên trong vỏ Case là một trong những nguy hại tiềm tàng có trong một chiếc máy tính, vì nguyên lý luồng gió vào và ra (Air flow) nên mặt trước vỏ thùng PC (Font panel) sẽ là nơi hút gió và tất cả các bụi mịn, bụi bẩn có từ bên ngoài vào bên trong máy tính. Do đó nơi đây phải thực sự vệ sinh sạch sẽ chi tiết bằng cách tháo cả Font Panel để vệ sinh, thổi bụi & lau lại bằng cồn hoặc cana để tăng độ sạch cũng như thẩm mỹ cho máy tính của bạn.
Vệ sinh cả những khe hút gió mặt trước của vỏ case
Các cổng Font Panel bên ngoài máy tính thường chỉ được vệ sinh sơ sài, xịt qua loa. Tuy nhiên, đôi khi các cổng kết nối USB/ Jack 3.5 bị bụi bẩn nhiều sẽ khiến kết nối bị chập chờn. Còn với các nút Power, reset nếu bị bụi bẩn dễ dẫn đến tình trạng kẹt nút, đôi khi ảnh hưởng đến quá trình sử dụng máy tính của bạn. Do đó, những chi tiết này cũng cần phải thực hiện công tác "spa" kĩ càng nhé.
Vệ sinh cả cổng kết nối trên Font panel của vỏ thùng CPU
Kết luận: Có thể thấy, việc vệ sinh tất cả các linh kiện là sự cộng hưởng để có được sự đồng bộ về giảm nhiệt độ, tránh được bụi bẩn tối đa và tăng 1 phần tuổi thọ các linh kiện. Và để có thể làm việc này cũng đòi hỏi một chút kinh nghiệm, sự tỉ mỉ và kĩ càng trong mọi công đoạn để có được kết quả như ý. Và nếu như công đoạn này cũng sẽ có giá thành vệ sinh máy tính cao hơn so với các dịch vụ thường.
Hy vọng với một chút thông tin mà maytinhdalat vừa chia sẻ về 4 linh kiện PC cần vệ sinh sạch thường bị bỏ qua sẽ giúp bạn có thêm những kiến thức mới cũng như chú ý hơn các chi tiết này trong những lần vệ sinh máy tính tiếp theo. Ngoài ra, đừng quên cập nhập các tin tức khác của chúng tôi để bỏ túi thêm nhiều thủ thuật chuyên sâu về máy tính đầy bổ ích và hấp dẫn này nhé !
Tin liên quan
Xem thêm- 4 Dấu hiệu cảnh báo và cách thay pin cmos cho máy tính
- Cách Chỉnh Tần Số Quét Màn Hình Máy Tính Win 11 Và Win 10
- Hướng dẫn sử dụng bàn phím Rapoo V700-8A chi tiết cho người mới
- CPU Ryzen 5 4500 Đi Với Mainboard Nào?
- Hướng dẫn gắn và cài đặt webcam rời cho máy tính.
- Hướng Dẫn Tắt Gatekeeper Và SIP Trên MacOS
- Mẹo Chỉnh Độ Đậm Nhạt Khi In Trên Giấy Các Dòng Máy In Laser Canon
- Hướng Dẫn Cách Reset Máy In Brother HL-L2321D